Nội dung chính
Cách tính số lượng máy làm mát cho nhà xưởng vô cùng quan trọng vì tính toán được chính xác thì hệ thống này mới đáp ứng đủ khí lạnh vào nhà xưởng, giữ không gian thông thoáng và khô ráo. Vì vậy một nhà xưởng cần bao nhiêu máy làm mát? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách tính số lượng máy làm mát cho nhà xưởng qua bài viết sau đây.
Cách tính dựa số lượng máy làm mát cho nhà xưởng nhờ lưu lượng gió cần thiết
Cách tính số lượng máy làm mát cho nhà xưởng đầu tiên là dựa vào lưu lượng gió cần thiết. Rồi nhà lắp đặt mới có thể lên được bản thiết kế lắp đặt hệ thống thông gió làm mát nhà xưởng hiệu quả. Dưới đây là hai công thức tính lưu lượng gió được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
1. Dựa theo thể tích nhà xưởng
Để có thể tính được lưu lượng gió làm mát tương đối cho một nhà xưởng hay xí nghiệp thì chúng ta sẽ dựa vào công thức dựa trên thể tích sau:
Tkk = X x V (m3/h)
Trong đó các ký hiệu có ý nghĩa như sau:
- Tkk là tổng lượng không khí cần dùng cho xưởng (m3/h)
- V là thể tích xưởng (m3) = Dài x Rộng x Cao
- X là số lần thay đổi không khí trong xưởng
- Ở điều kiện thông thường thì hệ số trao đổi của không khí tự nhiên là 20 – 30 (lần/h).
- Những không gian như trung tâm mua sắm, thương mại thì có hệ số trao đổi không khí là 25 – 40 (lần/h).
- Các nhà máy có dây chuyền sản xuất nhiệt độ cao thì có hệ số trao đổi không khí là 35 – 45 (lần/h).
- Trong các nhà máy có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng thì hệ số trao đổi không khí yêu cầu từ 45 – 60 (lần/h) trở lên.
Ví dụ 1: Một nhà máy sản xuất cơ khí có chiều dài là 200m thì chiều rộng là 40m và chiều cao là 10m.
Như vậy thể tích xưởng sẽ là:
V = 200 x 40 x 10 = 80000 (m3)
Do đây là xưởng sản xuất cơ khí nên sẽ có nhiều thiết bị tỏa nhiệt cao và trong quá trình sản xuất không khí sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều nên số lần thay đổi không khí trong xưởng sẽ là 45 – 60 (lần/h), vì vậy ta sẽ lấy mức trung bình là 50 (lần/h).
Từ đó có thể tính được mức lưu lượng gió cần thiết để thông gió cho xưởng cơ khí này sẽ là:
Tkk = 80.000 x 50 = 4.000.000 (m3/h).
2. Cách tính lưu lượng gió dựa trên số người trong nhà xưởng
Để tính toán được lưu lượng gió cần thiết cho một nhà xưởng thì người ta cũng có thể tính bằng cách tính lưu lượng không khí hút ra dựa trên số người làm việc trong xưởng.
Theo TCVN – 5687, tùy vào từng mô hình nhà xưởng, mỗi người cần cung cấp L = 20 – 35 m3 không khí tươi trong 1 giờ. Vì vậy, có thể tính lưu lượng thông gió trong nhà xưởng người ta sẽ áp dụng công thức như sau:
Tkk = n x L (m3/h)
Trong đó ký hiệu như sau:
- Tkk chính là tổng lượng không khí cần dùng cho xưởng (m3/h).
- n chính là số người trong nhà xưởng ta sẽ tính theo tiêu chuẩn là 0,7 người / 1m2 sàn.
Ví dụ 2: Một xưởng sản xuất mái ngói có diện tích là 5000 m2.
Ta có thể tính được số lượng đầu người phân bố trong xưởng là:
n = 5000 / 0,7 = 7143 người.
Vì với mô hình nhà xưởng sản xuất mái ngói có cường độ làm việc khá cao nên ta sẽ chọn lưu lượng không khí cần cho một người trong một giờ L = 35 (m3/h).
Từ đó có thể tính được lưu lượng gió cần thiết cho nhà xưởng sản xuất này sẽ là:
Tkk = 7143 x 35 = 250.005 (m3/h)
Qua hai ví dụ trên thì cũng có thể nhận thấy cách tính lưu lượng gió dựa trên số người cho nhà xưởng sẽ có kết quả nhỏ hơn rất nhiều khi tính dựa theo thể tích nhà xưởng, từ đó chi phí để chi trả cho số lượng máy làm mát sẽ khác nhau. Vì vậy, các chủ đầu tư cần phải đưa ra lựa chọn thật sáng suốt để có thể đưa ra cách tính số lượng máy làm mát cho nhà xưởng phù hợp nhất.
3. Tính toán số lượng Máy làm mát cho nhà xưởng
Qua hai cách tính tổng lưu lượng gió ở trên thì chúng ta đã có cách tính số lượng máy làm mát cho nhà xưởng để có thể đảm bảo yêu cầu về nhiệt độ và độ ẩm cho những người làm việc ở đó. Chúng ta sẽ có công thức như sau:
N = Tkk / Q (máy)
Trong đó các ký hiệu sẽ là:
- N chính là số lượng máy làm mát cần dùng cho nhà xưởng
- Tkk chính là tổng lượng không khí cần dùng cho xưởng (m3/h)
- Q chính là lưu lượng gió của máy làm mát (m3/h)
Từ 2 ví dụ trên, giả sử hai mô hình nhà xưởng ở hai ví dụ trên đều lựa chọn máy làm mát có lưu lượng là 30.000 m3/h, vậy ta có số lượng máy làm mát cần thiết lần lượt là:
- Ví dụ 1: N = 4.000.000 / 30.000 = 133 (máy)
- Ví dụ 2: N = 250.005 / 30.000 = 9 (máy)
Cách tính toán dựa vào diện tích nhà xưởng
Ngoài cách tính số lượng máy làm mát cho nhà xưởng dựa vào lưu lượng gió cần thiết thì ta còn có thể tính toán được tương đối chính xác số lượng máy cần thiết dựa vào diện tích nhà xưởng theo công thức sau:
N = 1,2(h – 5) x (Snx / Smlm) , (máy)
Trong đó:
- N chính là số lượng máy làm mát cần dùng cho nhà xưởng.
- h chính là chiều cao của nhà xưởng (m).
- Snx chính là diện tích của nhà xưởng (m2).
- Smlm chính là diện tích (phạm vi) làm mát của máy làm mát (m2).
Dưới đây là bảng tham khảo diện tích làm mát của từng loại máy:
Lưu lượng gió (m3/h) | Loại motor | Phạm vi làm mát (m2) | Thổi xa (m) |
18.000 | Hướng trục | 80 – 150 | 25 |
23.000 | Hướng trục | 100 – 180 | 25 |
25.000 | Ly tâm | 71 – 160 | 46 |
30.000 | Hướng trục | 120 – 200 | 35 |
30.000 | Ly tâm | 87 – 198 | 54 |
35.000 | Ly tâm | 113 – 263 | 65 |
45.000 | Ly tâm | 179 – 332 | 86 |
50.000 | Ly tâm | 220 – 367 | 123 |
60.000 | Ly tâm | 227 – 460 | 130 |
Ví dụ 3: Một xưởng máy may có diện tích 3000 m2, chiều cao 5m và có nhu cầu lắp máy làm mát 35.000 m3/h.
Khi tính toán hệ thống thông gió làm mát cho nhà xưởng thì ta cần chú ý tới điều kiện lúc nóng nhất, ô nhiễm nhất… Vì thế ta có thể chọn diện tích làm mát của máy làm mát 35.000 m3/h là:
Smlm = 113 m2
Từ đó có thể tính được số lượng máy làm mát cần thiết là:
N = 1,2(5 – 5) x (3000 / 113) = 27 (máy)
Các lưu ý trên về thiết kế và thực hiện theo đúng quy trình là điều không hề dễ dàng. Đặc biệt, với những công trình như nhà xưởng thì việc thi công và thiết kế sẽ càng khó khăn hơn do quy mô và tính chất riêng của từng xưởng (công nghiệp, thực phẩm, thủy sản, sản xuất,…). Gia Vũ Teco được đánh giá là có kinh nghiệm thiết kế hệ thống thông gió làm mát nhà xưởng chuyên nghiệp nhất sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho các chủ đầu tư.
NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI CHỌN ĐƠN VỊ THI CÔNG LẮP ĐẶT HỆ THỐNG XỬ LÝ BỤI TẠI HCM
Lắp đặt hệ thống xử lý bụi tại Hcm chưa bao giờ là điều dễ [...]
Th1
THI CÔNG HỆ THỐNG XỬ LÝ BỤI TRUNG TÂM VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Thi công hệ thống xử lý bụi trung tâm đang là xu hướng rất được [...]
Th1
Tốc Độ Gió Trong Nhà Xưởng Thế Nào?
Trong các bài viết của Gia Vũ Teco, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn [...]
Th1
THIẾT KẾ TỦ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP LOẠI NÀO TỐT?
Tủ điện công nghiệp là 1 thiết bị không thể thiếu trong các công trình [...]
Th1
Lỗi h8 điều hòa Đaikin: nguyên nhân và cách khắc phục nhanh nhất
Lỗi h8 điều hoà Đaikin làm cho máy không thể làm lạnh căn phòng. Dù [...]
Th6
Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho xí nghiệp đúng chuẩn chất lượng và an toàn
Thiết kế hệ thống điện xí nghiệp là mảng vô cùng cần thiết và quan [...]
Th1